Tin mới nhất





Xã Khánh Thuỷ về đích nông thôn mới nâng cao ​

Xã Khánh Thuỷ nằm cách trung tâm huyện Yên Khánh 8 km về phía Đông Nam. Phía Bắc giáp xã Khánh Hội và xã Khánh Mậu, phía Nam giáp xã Xuân Chính, xã Chất Bình, huyện Kim Sơn, phía Đông giáp xã Khánh Thành, phía Tây giáp Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh và xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn.

Xã Khánh Thủy có tổng diện tích tự nhiên là 752,83 ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp 563,3 ha, chiếm tỷ lệ 74,82% so với tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp 188,95 ha, chiếm tỷ lệ  25,1% so với tổng diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng 0,58 ha, chiếm tỷ lệ  0,08% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Xã có 10 đơn vị xóm với 2.092 hộ, 6.162 nhân khẩu. Đảng bộ có 15 chi bộ với 443 đảng viên, trong đó có 10 chi bộ xóm, 03 chi bộ trường học, 01 chi bộ Công ty Yên Thành, 01 chi bộ công an xã. Xã có đường Tỉnh lộ ĐT 482 và hai đường huyện ĐH 52 và ĐH 53 chạy qua rất thuận lợi cho giao thương phát triển kinh tế xã hội.

Các tuyến đường trên địa bàn xã được bê tông hóa

Là địa phương có truyền thống lịch sử, văn hoá, trên địa bàn xã có 10 cơ sở tín ngưỡng Tôn giáo bao gồm: 01 chùa(Chùa Duyên Thuỷ), 04 Đền (Đền Đồi, Đền Nội Hạ, Đền Trung, Đền Thành Công) trong đó Đền Đồi là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, 05 nhà thờ họ giáo, 01 nhà thờ họ, có 579 đồng bào theo đạo Đạo Thiên Chúa giáo chiếm 9,38%, nhân dân lương giáo đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành, quản lý của chính quyền.

Tình hình kinh tế - xã hội của xã trong giai đoạn 2011-2021 kinh tế có bước tăng trưởng tốt, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực tăng dần giá trị sản xuất TTCN và dịch vụ thương mại, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp phát triển ổn định, năm 2021 cơ cấu kinh tế được chuyển dịch: nông nghiệp - thuỷ sản  chiếm 37%, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm 63%; giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đạt 145,0 triệu đồng/ha, tăng 87,3 triệu đồng/ha so với năm 2011. Thu nhập thu nhập bình quân đầu người hết năm 2021 đạt 60,5 triệu đồng/người/năm tăng 48,5 triệu đồng/người/năm so với năm 2011, tăng từ 32,7 triệu đồng/người(năm 2016) lên 70,16 triệu đồng/người/năm (năm 2022). Công tác giảm nghèo có hiệu quả tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 là 18,21%, năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo là 0,98% (bao gồm cả hộ BTXH), an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, công tác quân sự quốc phòng địa phương được tăng cường, hệ thống chính trị được củng cố vững mạnh.

Ngày 15/9/2015 Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành quyết định số 470/QĐ-CT công nhận xã Khánh Thủy đạt chuẩn Nông thôn mới.

Phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân xã Khánh Thủy luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức triển khai thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào thi đua “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”. Đến nay, xã đã có 05/10 xóm được UBND huyện công nhận đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu. 

Năm 2015, xã Khánh Thuỷ đạt chuẩn Nông thôn mới, không dừng lại ở đó, Đảng ủy, HĐND, UBND xã và BCĐ xây dựng NTM xã tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Khi được UBND tỉnh, huyện chọn xây dựng xã NTM nâng cao. Xã đã chủ động xây dựng Nghị quyết, chương trình kế hoạch thực hiện để phấn đấu đạt chuẩn xã NTM nâng cao. Ngày 24/12/2021 HĐND xã Khánh Thủy ban hành Nghị quyết số 23/NQ-HĐND về việc phê duyệt đề án “Xây dựng nông thôn mới nâng cao xã Khánh Thủy, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”.Ngày 10/01/2022, Ủy ban nhân dân xã xây dựng Kế hoạch số 09/KH-UBND về việc xây dựng xã nông thôn mới nâng cao năm 2022.

Các Ban chỉ đạo, Ban quản lý, Ban phát triển các thôn, Ban giám sát đầu tư cộng đồng được kiện toàn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban phụ trách từng lĩnh vực, từng địa bàn khu dân cư. Các đồng chí trong Ban chỉ đạo, Ban quản lý thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc từng cơ sở, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Yêu cầu trong triển khai, quán triệt, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trước hết trong Ban chấp hành Đảng bộ và trong Đảng bộ xã thống nhất về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới, lấy ý kiến đồng thuận hay không đồng thuận về kế hoạch và ý kiến khác về 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới của cán bộ, đảng viên, Hội đồng Nhân dân, các ngành đoàn thể trong xã, chi bộ, phổ biến các văn bản về xây dựng nông thôn mới, lấy ý kiến về danh mục đầu tư thứ tự ưu tiên thực hiện, sự huy động đóng góp của nhân dân, của doanh nghiệp.

Qua triển khai, quán triệt, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh, huyện về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhận thức của các cấp ủy, cán bộ, đảng viên được nâng lên, hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn về mục đích yêu cầu, ý nghĩa trong xây dựng nông thôn mới. Các cấp ủy, cán bộ, đảng viên làm nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tích cực phong trào. Qua công tác tuyên truyền nhân dân thấy được mình vừa là chủ thể thực hiện vừa là người thụ hưởng, có tác động trực tiếp đến tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Xã cũng phát động phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào: “Thắp sáng đường quê”, “Phong trào thứ 7 xanh, chủ nhật sạch”, “Đường hoa nông thôn”,“Quản lý giáo dục thanh thiếu niên hư có nguy cơ vi phạm pháp luật”, “ Bảo vệ an ninh tổ quốc”, “Tổ tự quản về An ninh trật tự”, phong trào “phòng chống tội phạm và tai tệ nạn xã hội” đến mọi tổ chức đoàn thể quần chúng và nhân dân trong xã. Kết quả đến nay đã tổ chức 38 hội nghị với 2.350 lượt người tham gia, phát hành trên 150 bộ tài liệu; 145 băng zôn, panô, áp phích. Thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh không dây, phát thanh 39 chương trình với tổng thời lượng 780 phút, ngoài ra còn lồng ghép với các chương trình khác mỗi tuần 02-03 buổi, thời lượng 5-15 phút/lần.

Để chuẩn bị cho công tác đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, trên địa bàn xã đã có kế hoạch xây dựng 12 cụm pano cổ động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới tấm lớn; 100 panô nhỏ tuyên truyền trực quan; 10 quả trám lắp đặt tại các khu vực tường rào UBND; 60 băng zôn; pano, khẩu hiệu tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới tại trung tâm xã, các tuyến đường liên xóm, cấp bổ sung cho nhân dân 300 lá cờ tổ quốc để treo trong các dịp lễ tết và các sự kiện chính trị của địa phương.

Qua công tác thông tin tuyên truyền vận động, ý thức của người dân được nâng lên, tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp công góp sức, tiền của, nguyên vật liệu để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như làm đường giao thông nông thôn; nâng cấp, sửa chữa nhà văn hóa xóm…phát huy vai trò người dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn của tỉnh, huyện với 11 lượt/220 người- cán bộ xã, ban phát triển xóm tham gia các lớp tập huấn về cách làm nông thôn mới từ đó đã nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát tại cộng đồng, phát huy vai trò người dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. 

Xã đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, tập trung khắc phục những khó khăn, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như trồng lúa chất lượng cao, kết hợp với mở rộng cơ giới hóa, các biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh… nên đã dành được kết quả tích cực, cơ cấu cây trồng tiếp tục được chuyển đổi, năng suất ngày càng tăng và ổn định.

Tranh thủ mọi nguồn lực, sự ủng hộ của các doanh nghiệp vào đầu tư nông nghiệp trên địa bàn. UBND xã, HTX nông nghiệp phối hợp với các Doanh nghiệp trên địa bàn huyện đưa các giống lúa mới, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh vào gieo trồng.

Diện tích gieo trồng cả năm 2022 là 1.152,04 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 6.200 tấn. Chăn nuôi: đàn trâu, bò 89 con; đàn lợn 6.012 con; đàn gia cầm 13.790 con; tổng trọng lượng thịt hơi xuất chuồng 1.220 tấn/năm. Diện tích nuôi trồng thủy sản 52,54 ha, tổng sản lượng thủy sản đạt 125 tấn thủy sản/năm.

Công tác khuyến nông được đẩy mạnh, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được nâng cao. UBND xã đã chỉ đạo HTX dịch vụ nông nghiệp xã Khánh Thuỷ vận động nhân dân sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, nâng cao giá trị sản xuất. Năng suất bình quân 1 vụ ước đạt 67,6 tạ/ha.

Xã đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, tổng diện tích thực hiện 563,3 ha; nhân dân hiến đất để làm giao thông, thủy lợi là: 14,5 ha; trước dồn điền đổi thửa bình quân 03 thửa/hộ; sau dồn điền đổi thửa bình quân 1,56 thửa/hộ; tổng số tiền huy động từ nhân dân đóng góp để làm giao thông thủy lợi nội đồng 2.976.119.000 đồng.

Cơ giới hóa nông nghiệp được đẩy mạnh toàn xã có 16 máy làm đất, có 9 máy gặt đập liên hoàn, 01 máy cuộn rơm đáp ứng 100% khâu làm đất và vận chuyển, 100% diện tích lúa thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.

Xã khuyến khích phát triển các ngành nghề, dịch vụ phi nông nghiệp, duy trì phát triển ngành nghề truyền thống như nghề mộc, thủ công mỹ nghệ, đan lát bèo bồng, nấu rượu thủ công, khai thác các nguồn hàng từ các doanh nghiệp trong địa bàn và ngoài địa bàn tạo việc làm cho nhân dân. Duy trì phát triển tốt nghề chế biến nông sản nh­ư nghề làm bún, bánh, giò chả và các khâu dịch vụ vận tải phát triển khác, các nghành nghề tăng cả về chất lượng và số lư­ợng  tạo chuyển biến về cơ cấu kinh tế địa phương.

Xã đã quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn như: cơ khí phục vụ nông nghiệp, xây dựng, may mặc, chế biến đan bèo…

Số lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh là 795 người có thu nhập từ 8-15 triệu đồng/người/tháng. 51 người xuất khẩu lao động.

Trên địa bàn xã có 01 HTX dịch vụ nông nghiệp, 01 HTX thương mại dịch vụ, 01 HTX dược liệu hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt các khâu dịch vụ cho các thành viên, từng bước phấn đấu hình thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản, doanh thu các HTX hàng năm đều đạt trên 1 tỷ đồng và làm ăn có lãi.

Công tác dạy nghề, tạo việc làm được quan tâm, đã phối hợp tổ chức lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, từ 2012 - 2021 mở 15 lớp dạy nghề đan hàng thủ công mỹ nghệ, tạo việc làm cho trên 600 lao động, 21 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho trên 1.250 lượt người tham gia, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Tổng kinh phí đã thực hiện là: 411.019,6 triệu đồng, bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước; Vốn vay tín dụng, Vốn doanh nghiệp; Vốn tham gia của nhân dân là 189.121 triệu đồng, chiếm 46,01%. Nhân dân tự bỏ vốn đầu tư, xây dựng, chỉnh trang nhà ở, tường rào, hệ thống đường điện, công trình vệ sinh, kinh doanh, phát triển sản xuất, đóng góp làm đường giao thông, sửa nhà văn hóa xóm...

CTV Minh Quang

BẢN ĐỒ TỈNH NINH BÌNH


Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 10
  • Hôm nay: 175
  • Trong tuần: 1,382
  • Tất cả: 525,756