
Quang cảnh đường quê Khánh Mậu
Phát huy truyền
thống xã anh hùng trong thời kỳ kháng chiến, trong những năm qua Đảng bộ và
nhân dân xã Khánh Mậu luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó,
luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức triển khai thực hiện
tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực
hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô
thị văn minh”, phong trào thi đua “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” và
cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”.
Với những kết quả đó ngày 19/12/2016 xã Khánh
Mậu đã được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới
theo Quyết định số 636/QĐ-UBND. Sau khi đạt
chuẩn xã nông thôn mới xã Khánh Mậu luôn định hướng phấn đấu xây dựng xã đạt
chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ
đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ban chỉ đạo tỉnh; sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát
của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Yên Khánh, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của
huyện, Đảng bộ và nhân dân xã Khánh Mậu đã nỗ lực phấn đấu, huy động tối đa mọi
nguồn lực hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí.

Đường quê ở Khánh Mậu luôn được vệ sinh sạch đẹp
Toàn xã có 14 xóm, với
số hộ là 2.380 hộ và nhân khẩu là 7.406 người,
trong đó có 33% dân số theo đạo công giáo. Xã có đường tỉnh lộ 481B chạy qua
thuận lợi cho thông thương và phát triển kinh tế xã hội.
Từ khi được công nhận là xã đạt chuẩn
nông thôn mới năm 2016 đến nay, thu nhập của người dân tăng nhanh trên tất cả
các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, TTCN và dịch vụ. Trên địa bàn xã có 02 cơ sở may mặc xuất
khẩu, 8 hộ chế biến lương thực, 1 HTXNN trên địa bàn xã. Đến nay, xã có 24 hộ
nghèo, cận nghèo đa chiều (đã trừ hộ nghèo, hộ cận nghèo không có khả năng lao
động) chiếm tỷ lệ 0,97% tổng số hộ dân toàn xã.
Toàn xã hiện có 4.688 người trong độ tuổi lao động có ngành
nghề, có thu nhập ổn định, bình quân đạt từ 5 – 6,8 triệu đồng/người/tháng.
Thương mại, dịch vụ phát triển khá mạnh thu hút nhiều lao động; hoạt động kinh
doanh dịch vụ tại các điểm kinh doanh của các hộ tiếp tục được duy trì và phát
triển ổn định; toàn xã thường xuyên có khoảng 2.372 lao động tham gia các loại hình dịch vụ, ước
thu dịch vụ đạt: 216,2 triệu đồng.
Giao thông tiếp tục nâng cấp, chỉnh trang
hoàn thiện các tuyến đường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các trường học,
thiết chế văn hóa được đầu tư nâng cấp, phục vụ việc dạy và học, các phong trào
thể dục thể thao của người dân trong và ngoài xã.
Chất lượng dạy và học tại các trường trên địa bàn xã được duy
trì và nâng lên, thuộc tốp đầu của huyện. Công tác y tế, kế hoạch hóa gia đình,
tiêm chủng mở rộng, vệ sinh môi trường luôn được quan tâm, không có tình trạng
gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã.
Các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở được kiện toàn bộ máy và hoạt
động tích cực và có hiệu quả. Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị của xã
đều đạt danh hiệu tiên tiến. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã luôn
được đảm bảo, xã hội được giữ vững.
Đảng bộ xã Khánh Mậu
có 18 chi bộ với 407 Đảng viên luôn đoàn kết thống nhất nhiều năm là Đảng bộ
trong sạch vững mạnh, chính quyền xã luôn giữ ổn định an ninh chính trị trật tự
an toàn xã hội, quần chúng nhân dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
tích cực tham gia xây dựng NTM nâng cao. Đến nay, xã Khánh Mậu có 10/14 xóm
được UBND huyện công nhận khu dân cư NTM kiểu mẫu.
Để
nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân Đảng ủy, UBND
xã đã tập trung chỉ đạo các ngành, đoàn thể, thường xuyên tổ chức tuyên truyền
bằng nhiều hình thức: Thông qua các hội nghị, cấp phát tài liệu, treo băng zôn,
pano áp phích…tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh và tổ chức thăm quan
thực tế các mô hình điển hình tiên tiến trong và ngoài huyện. Phát động phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây
dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, đến mọi tổ chức đoàn thể quần chúng
và nhân dân trong xã.
Để phát triển kinh tế nông thôn xã đã tập trung chỉ đạo đẩy
mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, tập trung khắc phục
những khó khăn, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh phát
triển sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, tích cực áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất như trồng lúa chất lượng cao, kết hợp với mở
rộng cơ giới hóa, các biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh… nên đã giành
được kết quả tích cực, cơ cấu cây trồng tiếp tục được chuyển đổi, năng suất ngày
càng tăng và ổn định.
Tranh thủ mọi nguồn lực, sự ủng hộ của các
doanh nghiệp vào đầu tư nông nghiệp trên địa bàn. UBND xã, HTX nông nghiệp phối
hợp với các Doanh nghiệp trên địa bàn huyện đưa các giống lúa mới, chất lượng
cao, chống chịu sâu bệnh vào gieo trồng.
Được
sự quan tâm của UBND huyện Yên Khánh, trên địa bàn xã đã và đang thực hiện một
số mô hình như: Mô hình trồng hoa cúc, hoa dơn xóm 4, xóm 8, xóm 14, mô hình
nuôi chim bồ câu Pháp xóm 4, xóm 9, mô hình trồng rau xóm 7, xóm 8. Mô hình
trồng cây ăn quả xóm 10, xóm14.
Sản
xuất nông nghiệp của xã từ khi đạt nông thôn mới (năm 2016) đến nay đều có những bước phát triển tích cực. Tỷ lệ cơ
giới hóa trong các khâu phục vụ sản xuất đảm bảo 100% diện tích. Đã có 2 gia
đình đầu tư máy sấy để thu mua nông sản của nhân dân. Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất đã giảm sức lao động chân
tay, giảm chi phí công lao động. Toàn xã có 17 máy cày bừa, 8 máy gặt.
Hợp
tác xã dịch vụ nông nghiệp đảm nhận 8 khâu dịch vụ, hoạt động có hiệu quả,
doanh thu của HTX đạt từ 0,9 đến 1 tỷ
đồng/ năm, HTX đã chuyển đổi hoạt động theo luật HTX năm 2012.
Ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển được tận dụng triệt để mang lại
thu nhập đáng kể cho người dân đặc biệt người cao tuổi, các công ty sản xuất
trên địa bàn xã thu hút lao động vào làm việc ổn định có thu nhập khá, toàn xã
hiện duy trì khoảng 4.688 lao động làm nghề ổn định, có thu nhập ổn định, BQ
đạt khoảng 5 – 6,8 triệu đồng/người/tháng, kể cả các nghề hiện có trên địa bàn
xã;
Về
kinh doanh, dịch vụ: Nhiều gia đình đã đầu tư các loại hình kinh doanh dịch vụ,
thương mại phát triển khá mạnh thu hút nhiều lao động; các điểm kinh doanh của
các hộ tiếp tục được duy trì và phát triển ổn định; Toàn xã thường xuyên có
khoảng hơn 2.372 lao động tham gia các loại hình dịch vụ.
Thu nhập bình quân tăng từ 32,7 triệu đồng/người (năm 2016) lên 70,17 triệu đồng/người (năm 2022).
Các chính sách an sinh xã hội và các chế độ
chính sách đối với người hưởng lương, bảo hiểm xã hội, người có công và
thân nhân người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện
đúng, đủ, kịp thời. Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo được in, cấp thẻ Bảo
hiểm y tế, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, ốm đau, bệnh tật, rủi ro,
hỗ trợ tiền điện đảm bảo đúng, đủ, kịp thời. Chính sách tín dụng được Ngân hàng
chính sách xã hội phối hợp với các hội, đoàn thể, UBND các xã triển khai có
hiệu quả. Số hộ nghèo, hộ cận nghèo có đủ điều kiện, có nhu cầu đều được vay
vốn ưu đãi theo quy định đảm bảo 100%.
Tổng kinh phí đã thực hiện từ khi đạt chuẩn nông thôn mới
đến nay là: 131.513 triệu đồng, trong đó vốn tham gia của nhân dân là: 66.200 triệu
đồng, chiếm 50,34%
Nhân dân tự bỏ vốn
đầu tư, xây dựng, chỉnh trang nhà ở, tường rào, hệ thống đường điện, công trình vệ sinh, kinh doanh, phát triển sản xuất, đóng góp làm đường giao thông,
sửa nhà văn hóa xóm...
Đến nay xã đã
đạt chuẩn 19/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/03/2022 của Thủ tướng
Chính phủ, Quyết định số 735/QĐ-UBND
ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình.
CTV Minh Quang